Tác hại của ô nhiễm ánh sáng đến sức khỏe con người

Chúng ta thường hay nghe thấy những khái niệm như “ô nhiễm môi trường”, “ô nhiễm tiếng ồn” và cũng biết được tác hại của chúng đến cuộc sống của con người. Vậy ô nhiễm ánh sáng là gì? Và tác hại của chúng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào?

Ô NHIỄM ÁNH SÁNG LÀ GÌ?

Theo Wikipedia “Ô nhiễm ánh sáng” là việc chiếu sáng quá mức hoặc ánh sáng nhân tạo gây khó chịu và theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ánh sáng không cần thiết và thiết kế thiếu hợp lý là một dạng ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng cũng là một vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hiện nay không kém gì ô nhiễm không khí, nguồn nước, âm thanh,… vì nó ẩn chứa những nguyên nhân tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

o-nhiem-anh-sang

TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM ÁNH SÁNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Ô nhiễm ánh sáng gây ra những ảnh hưởng có hại với sức khỏe tâm lý của con người, che mờ ánh sáng của các ngôi sao, ảnh hưởng đến việc quan sát thiên văn, lãng phí năng lượng và làm rối loạn các hệ sinh thái.

Sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp hiện đại, quá trình độ thị hóa và lối sống văn minh hiện đại của con người là nguyên nhân gây ra ô nhiễm ánh sáng. Vậy ô nhiễm ánh sáng gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người?

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy ô nhiễm ánh sáng có nhiều tác hại sức khỏe con người bao gồm: đau đầu, mệt mỏi, stress, suy giảm tình dục, lo âu, trầm cảm…

Ảnh hưởng đến thị lực

Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến mắt khi phụ thuộc nhiều yếu tố khác như cường độ, bước sóng, thời gian tác động. Đối với cường độ, các nguồn sáng có cường độ cao mang năng lượng được chiếu đến mắt và hấp thụ bởi sắc tố bên trong mắt, khi đó năng lượng ánh sáng được chuyển thành nhiệt năng, gây đông protein trong tế bào.

Ngoài ra, các nguồn sáng có cường độ cao sẽ ảnh hưởng đến mắt do tác động nhiệt, xảy ra khi nhiệt độ hấp thụ tăng cao hơn nhiệt độ phân tán (thường là 10 độ C). Nếu thời gian và cường độ tác động đến các tế bào trong võng mạc vượt qua ngưỡng phục hồi sẽ gây các tổn thương ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân.

anh-sang-anh-huong-den-suc-khoe-con-nguoi

Gây bệnh tim mạch, ung thư

Một nghiên cứu của Đại học Haifa, Israel kết luận rằng: phụ nữ sống ở những vùng đô thị nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 73% so với phụ nữ ở những nơi tận dụng chiếu sáng tự nhiên.

Ánh sáng nhân tạo phát ra từ mọi nguồn sáng đều phá hoại giấc ngủ, làm suy nhược cơ thể và gây ra các bệnh về tim mạch… Nhưng kẻ phá hoại lớn nhất là ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính và điện thoại thông minh. Và trẻ em là đối tượng dễ chịu các tác động xấu của ánh sáng xanh đến mắt, đặc biệt trong thời đại công nghệ như hiện nay các bài tập, game, mạng xã hội đều cần đến máy tính và các thiết bị điện tử.

Bên cạnh đó, WHO còn cảnh báo người sống trong môi trường bị ô nhiễm ánh sáng sẽ khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tăng khả năng ung thư – căn bệnh mà Việt Nam đang trong tốp đầu thế giới về số người mắc bệnh. Đặc biệt đối với phụ nữ, ô nhiễm ánh sáng cũng ảnh hưởng đến nhan sắc như mắt thâm quầng, da sần sùi…

Bài viết đã tham khảo nhiều nguồn